Nếu như năm 1986, phần lớn lao động của Việt Nam vẫn tham gia lao động nông nghiệp và chỉ có một tỉ lệ nhỏ làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước, thì hiện nay chỉ còn chưa tới một nửa số việc làm là việc làm nông nghiệp, trong khi bộ phận việc làm trong khu vực tư nhân năng động cũng đã lớn mạnh. Chất lượng việc làm tuy vậy không gia tăng với tốc độ tương tự, khi mà đa số việc làm vẫn có năng suất thấp, mức lương thấp, thiếu chế độ phúc lợi xã hội hay bảo vệ người lao động. Thế giới hiện nay đang đứng trước ngưỡng cửa của những vận hội mới có thể tiếp tục làm chuyển biến bức tranh việc làm của Việt Nam. Sự phát triển của tầng lớp tiêu dùng Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, sự chuyển dịch sang những nền kinh tế tri thức, các đối tác, hình thái thương mại mới, tự động hóa sản xuất, già hóa dân số, tất cả đều đang đe dọa đến cơ cấu việc làm hiện nay của Việt Nam. Tuy vậy, những yếu tố này cũng đem lại những cơ hội mới. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới thực hiện báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn” để tìm hiểu những thách thức và cơ hội mới đối với Việt Nam, cũng như chia sẻ về những cải cách chính sách để làm chất xúc tác tạo ra nhiều việc làm hơn, có chất lượng cao.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Các tin đã đưa:
» Biểu mẫu phục vụ hoạt động tham quan doanh nghiệp (27/03/2023)
» Khảo sát lương người tìm việc ở Việt Nam 2019 (24/03/2021)
» Báo cáo về triển vọng nghề nghiệp & xu hướng kỹ năng tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 (24/03/2021)
» Việc làm và gia nhập thị trường lao động của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp (24/03/2021)
» Trắc nghiệm kiểu học VAK (24/03/2021)
» Trắc nghiệm hướng nghiệp John Holland (24/03/2021)