Homepage
Menu
Đóng
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tài nguyên
  • Sự kiện
  • Liên hệ
Homepage
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tài nguyên
  • Sự kiện
  • Liên hệ

Cập nhật ảnh đại diện

profile-picture

Thay đổi mật khẩu

KẾT NỐI DOANH NGHIỆP

  • Thứ Sáu, 16:05 01/01/2021

Mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình

Theo Wiki: “Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.“

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của tổ chức từ nhân viên, các mối quan hệ, với tổ chức khác và đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng. Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang chuyển từ tập trung vào quy trình sang tập trung vào con người - yếu tố cốt lõi trong giai đoạn kinh tế thị trường 4.0.

Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp:

  • Văn hoá doanh nghiệp giúp cho các nhân viên hiểu được giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp
  • Văn hoá doanh nghiệp giúp khích lệ tinh thần cho mọi người khiến họ làm việc quên thời gian
  • Văn hoá doanh nghiệp tạo động lực cho mọi người đồng thời tạo nên khí thế của cả một tập thể chiến thắng
  • Văn hoá doanh nghiệp tạo cho toàn bộ nhân viên trong công ty cùng chung một mục tiêu làm việc
  • Giúp mọi người vượt qua các giai đoạn thử thách, các giai đoạn khó khăn của công ty

MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH

Trên thế giới đã hình thành nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp (VHDN), nhưng tựu trung có thể phân thành bốn mô hình tiêu biểu:

1. Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình

Văn hóa doanh nghiệp gia đình là mô hình nằm ở góc thiên về con người và thứ bậc.

Đây là một dạng mô hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đình có trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Người có kinh nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp.

Ưu điểm: Tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Thành công được các doanh nghiệp xác định là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh phúc.

Nhược điểm: Công ty càng lớn, việc duy trì loại hình văn hóa này càng khó khăn.

Đối tượng phù hợp: Các công ty có xu hướng đưa môi trường doanh nghiệp trở thành khép kín, chú trọng vào nền văn hóa bản địa.

2. Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel

Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình văn hóa này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Mô hình doanh nghiệp sẽ như một hình tháp có nhiều tầng, mỗi tầng có một nhiệm vụ riêng, phân cấp từ trên xuống dưới và được quy định rõ ràng trong quy chế và bảng mô tả công việc để đảm bảo sự vững chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công việc, đối với họ giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.

Ưu điểm: Văn hóa doanh nghiệp lúc này sẽ thiết lập nên các quy tắc và chính sách đồng nhất giữ cho tổ chức cùng phát triển. Mục tiêu dài hạn là sự ổn định kết hợp các nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiểm soát quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả. Do đó, việc quản lý nhân sự phải sẽ tập trung vào KPIs và hiệu suất.

Nhược điểm: Cách tiếp cận rất khô khan này không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệm, điều này có thể dẫn đến việc thiếu niềm đam mê hoặc khó chịu từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc.

Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về quản trị bằng sức mạnh, quyết đoán. thường là các công ty về sản xuất...

3. Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường

Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Do vậy nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc và định hướng vào công việc, tạo ra một môi trường làm việc năng động và sáng tạo và chấp nhận rủi ro.

Ưu điểm: Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp, mô hình này thiên về sự sự sáng tạo và đổi mới được nhấn mạnh với mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là thành công đối với các doanh nghiệp này. Do đó, thúc đẩy sáng kiến cá nhân và tự do phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.

Nhược điểm: Văn hóa thị trường có thể khiến nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm.

Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm

4. Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng

Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình này thiên về con người và bình đẳng. Điều này mô tả văn hóa doanh nghiệp như một lò ấp trứng để các thành viên tự phát huy khả năng và tự tạo mối quan hệ. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, ép buộc theo bất kỳ lề lối nào, phát huy khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn.

Ưu điểm: Trong doanh nghiệp này, sự nhấn mạnh vào chiến thắng, mục tiêu giữ cho tổ chức hoạt động cùng nhau. Danh tiếng và thành công, thâm nhập được thị trường chứng khoán là quan trọng nhất. Phong cách tổ chức văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ dựa trên sự cạnh tranh.

Nhược điểm: Cường độ như vậy có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhân viên và mọi người cảm thấy áp lực phải luôn luôn ở bên.

Đối tượng phù hợp: Doanh nghiệp thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế...

Trong các mô hình trên, mô hình văn hóa gia đình và mô hình lò ấp trứng là 2 mô hình dễ lấy khách hàng làm trung tâm nhất. Bởi vì 2 mô hình này vừa tập trung vào việc nâng cao tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên, vừa tối ưu sản phẩm mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.

4 mô hình văn hóa doanh nghiệp áp dụng thực tế hiện nay trong các doanh nghiệp không đơn thuần tách rời nhau mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực tùy thuộc vào mục tiêu và đặc thù của doanh nghiệp. Và thành quả gặt hái được chính là sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh chủ nên nhớ vấn đề cốt lõi hiện nay đó là lấy con người làm trọng tâm để xây dựng văn hóa cho phù hợp.

(Nguồn: CEMPARTNER)

Tải về bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra sự phù hợp của ứng viên với văn hóa Doanh nghiệp

/media/30/uffile-upload-no-title30056.pdf

Tags Văn hóa doanh nghiệp

Các tin đã đưa:

» Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia để được công nhận và hoàn thiện năng lực kỹ năng nghề (07/04/2021)

» Đánh giá của sinh viên Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang về chuyến tham quan thực tế tại doanh nghiệp (05/04/2021)

» Tham quan, trải nghiệm thực tế cho Giảng viên, Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (24/03/2021)

Tin tiểu điểm

Lý thuyết mật mã Holland trong Hướng nghiệp

Lý thuyết mật mã Holland trong Hướng nghiệp

Thứ Sáu, 15:38 01/01/2021

Các bài đã đăng

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia để được công nhận và hoàn thiện năng lực kỹ năng nghề

Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia để được công nhận và hoàn thiện năng lực kỹ năng nghề

Thứ Tư, 09:01 07/04/2021
Đánh giá của sinh viên Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang về chuyến tham quan thực tế tại doanh nghiệp

Đánh giá của sinh viên Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang về chuyến tham quan thực tế tại doanh nghiệp

Thứ Hai, 13:49 05/04/2021
Tham quan, trải nghiệm thực tế cho Giảng viên, Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tham quan, trải nghiệm thực tế cho Giảng viên, Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Tư, 14:55 24/03/2021

Tags

Văn hóa doanh nghiệp

Video giới thiệu

CPA-HaUI
Văn phòng Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp. Tầng 2, nhà A7, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, số 298 đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. +84 (0)243765 5121 (máy lẻ 266) huongnghiephaui@gmail.com

Liên kết Website

Trường Đại học Công nghiệp Hà nội Hành chính điện tử Thông tin tuyển sinh
Liên hệ
Hướng nghiệp_HaUi
© 2020 Hanoi University Of Industry. Design by ITC

Đăng ký

Hoặc Đăng nhập bằng Google

Đăng nhập

Hoặc Đăng nhập bằng Google